Lebadang chính thức bắt đầu vẽ tranh vào năm 1950.
Năm 1951, ông hoàn thành các bức tranh về chủ để phụ nữ, sử dụng màu nâu và màu vàng nâu trên bề mặt màu lớn, phẳng như các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, nhưng thể hiện sự năng động hơn và sự chuyển động trong thành phần.
Vào năm 1965, Ông hoàn thành một bức tranh lớn (120 x 700 cm) về đề tài chiến tranh Việt Nam. Cũng trong năm đó, Lyndon Baines ra lệnh không kích, bắt đầu chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) và cho phép sử dụng bom Napalm.
Năm 1966, các bức tranh tập trung vào những truyền thuyết Việt Nam đặc biệt là truyền thuyết về vị thần bếp, Táo Quân hay Ông Táo. Ông sử dụng màu đỏ và xanh. Ông cũng bắt đầu vẽ đề tài thuyền và ngựa. Ngựa đã trở thành một trong những chủ đề yêu thích mà ông thể hiện thông qua nhiều phương tiện và chất liệu khác nhau.
Năm 1967, Lebadang hoàn thành 2 bức tranh, được xem như là nền tảng của các tác phẩm tương lai của ông. Phông nền được phân tách thành nhiều về mặt, góc cạnh, sáng và tối, một điểm hay một đường, một điểm sáng như hướng ánh mắt về một sự kết nối làm phân chia và tạo nên cấu trúc của bức tranh. Phông nền được phủ bởi chất lỏng, rồi được cọ xát và xóa đi bởi một miếng vải. Trên phông nền đó, các hình dáng được vẽ với những nét vẻ thanh mảnh như thể chúng được đan xen và nổi lên từ phông nền. Bức tranh đầu tiên khắc họa hình ảnh cây dưới mặt trăng màu da cam, bức thứ hai là một chú ngựa phi nước đại trong khung cảnh hoàng hôn. Màu đỏ và màu cam được nhấn mạnh bởi màu trắng và màu vàng đối với màu sáng và màu nâu, màu đen, màu xanh với những màu tối. Lebadang lần đầu tiên vẽ một hình chữ nhật nhỏ ở góc dưới bên phải, phía trên chữ ký như là con dấu của một bức tranh in phương Đông.
Trong giai đoạn 1970-1973, ông hoàn thành một loạt bức tranh với chủ đề Phong cảnh bất khuất (Paysage indomptable) về chủ đề chiến tranh Việt Nam. Các bức tranh đen trắng theo phong cách Chu Ta những đã được nâng tầm hơn, cùng với sự chuyển động của nét bút những những kí tự thư pháp, kết hợp hình ảnh với ngôn ngữ và những tia sáng, sự dịch chuyển của chất liệu, các dòng chảy màu sắc, chiếu sáng và màu vẽ được xóa đã thể hiện hình ảnh phong cảnh trừu tượng. Hình ảnh đường mòn Hồ Chí Minh hiện lên với đường màu đỏ. Những phong cảnh chiến tranh.
Đôi lúc ông đặt phong cảnh lên nền một bức tranh với nhiều phần khác nhau, đặc biệt là dạng tranh gồm 4 phần. Trong những bức tranh đơn sắc này, cùng với motif, phần được vẽ và phần trống, con dấu và chữ ký đã góp phần vào sự cân bằng của bố cục.
Những mảng màu vàng hay vàng đất đôi lúc xuất hiện trên các bức tranh đơn sắc trắng và đen về chủ đề Phong cảnh bất khuất hay một chấm đỏ, một điểm sắc lẹm, một dấu xanh như là một vết xước và một đường đỏ liền mạch hoặc đứt đoạn đại diện cho đường mòn Hồ Chí Minh.
Năm 1973, ông thực hiện loạt tranh về ngựa mặc áo giáp. Màu chủ đạo là đỏ và đen cùng với những nét vẽ mạnh thể hiện nhiều về hình khối. Chúng là những tác phẩm kết hợp điêu khắc và tranh sơn dầu.
Những bức tranh đen trắng cuối cùng của ông về chủ đề Phong cảnh bất khuất (Paysage indomptable) cùng với những kí tự tiếng Việt theo phong cách thư pháp, như những tác phẩm ra đời năm 1964.
Năm 1976, ông vẽ bức tranh trừu tượng cỡ lớn (220 x 800 cm) thể hiện hình ảnh phong cảnh với những ngọn núi, bầu trời màu đen và trắng cùng với màu xanh chủ đạo. Ông thêm vào 3 điểm màu đỏ (một dấu chấm, một đường kẻ, con dấu) cùng với chữ ký thể hiện bố cục ngang. Với khuynh hướng trừu tượng và sự phóng khoáng hơn, tác phẩm này được xem là đánh dấu sự kết thúc của loạt tranh Phong cảnh bất khuất (Paysage indomptable), loạt tranh đòi hỏi nét bút lớn và sự uyển chuyển ở mức độ vừa phải.
Cùng năm đó, một bức tranh cỡ lớn (114 x 648 cm) ra đời. Bức tranh gồm bốn phần, tiếp nối loạt tranh La Nature prie sans paroles (Lời nguyền cầu không lời của thiên nhiên). Bốn phần tranh thể hiện hình ảnh chữ thư pháp trên nền phong cảnh núi non. Màu đỏ-cam là màu chủ đạo cùng với các màu đất được cân bằng bởi màu vàng và xanh.
Năm 1977, ông thực hiện loạt tranh về chủ đề Hoa (Fleurs Série) và trưng bày tại phòng trưng bày Galerie Pierre Hautot ở Paris. Đó là những bức tranh sơn dầu cỡ lớn khắc họa hình ảnh gợi cảm của hoa phong lan với những hình dạng lạ mắt thông qua màu xanh và tím. Hình ảnh chiếc bình và cành cây xuất hiện trong bố cục màu xanh.
Năm 2002 là giai đoạn của loạt tranh với chủ đề Mắt (Yeux). Sự đan xen của các đường kẻ, hình xoáy, các hành tinh, các thiên hà mở rộng hoặc hình ảnh của vũ trụ, một đường màu đỏ ngang qua đôi mắt. Đôi khi, chúng được đặt trong một hình hộp, các cạnh của hình hộp cũng là các cạnh của bức tranh.
Năm 2002, sau chuyến thăm Angkor Vat, ông bắt đầu loạt tranh Thiền (Bouddha), với hình ảnh khuôn mặt của Đức Phật và đôi mắt nhắm lại.
Chủ đề Cõi người ta gồm những tác phẩm mới nhất của ông. Phần lớn là tranh sơn dầu với màu xanh chủ đạo cũng như là những bức tranh gập hai phần thể hiện hình ảnh gia đình và sự ra đời cùng sự xuất hiện của đức phật.
Năm 2010, ông quay lại hình tượng Đức phật với đôi mắt nhắm và hình ảnh đứa trẻ với đôi mắt mở to. Những bức tranh huyền ảo nằm trong các tác phẩm Không gian (Espaces) với đôi mắt mở như bay lượn giữa đất trời và khuôn mặt đức phật hiện lên từ bên mặt lốm đốm của chất liệu. Trong bức tranh cuối cùng của ông (một bức tam liên họa 130 x 291 cm), cùng với màu đỏ và vàng đất cùng với một chút màu nâu, ông quay lại màu sắc bạn đầu trong một phong cách tinh khiết hơn, kết hợp các hình thức nhỏ giọt, chiếu sáng và cọ sát trên vật liệu sáng màu.