Trong những năm tháng học tại Trường Mỹ thuật ở Toulouse (École des beaux-arts), ông đã sáng tác một tác phẩm tượng bán thân của một trong những người bạn học cùng ông và một bàn chân trần của người phụ nữ, thể hiện sự vững vàng trong thiết kế và kiểm soát về hình khối.
Về sau, ông còn sáng tác các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ nơi ông tìm kiếm trong chất liệu, các dạng thô những hình ảnh về khuôn mặt, bàn tay, cơ thể và hình khối như một bức phù điêu.
Năm 1973, trong các cuộc thương thảo về hiệp định hòa bình Paris, ông đã nhờ ông Lê Đức Thọ, trưởng đoàn đàm phán với ông Herry Kissinger, mang cho ông một vài mảnh máy bay B52 để ông thực hiện các tác phẩm điêu khắc như đầu ngựa, con người, bàn tay, những chú chim, những biểu tượng hòa bình.

Việc con trai ông qua đời đã ảnh hưởng lớn đến ông và khiến ông bị khủng hoảng trầm trọng. Ông xây mộ cho con bằng thép không rỉ, bề mặt phản chiếu khung cảnh thiên nhiên, cây cối và bầu trời xung quanh. Một biểu tượng Yin và Yang di chuyển theo chiều gió và những ống sáo mỗi khi gió thổi qua. Trên mộ, ông làm những hình ảnh điêu khắc về cuộc sống hàng ngày. Ngôi mộ hiện ở nghĩa trang Montparnasse ở thành phố Paris.

Từ những năm 1980s, ông cho ra đời các hình tượng đại điên, một cặp đôi hay một gia đình gồm người bố, mẹ và người con. Các bức tượng có một chút chiều sâu và được tạo ra nhờ kĩ thuật cắt trực tiếp với những phần rỗng, lỗ hổng, đầy và trống. Chúng tựa như những phần giấy cắt rời, nhưng ở dạng 3 chiều không nhằm mục đích đại diện cho giải phẫu hay hình dạng con người. Chúng là những hình bóng.
Vào năm 1984, họa sĩ Lebadang bắt đầu sáng tác các mẫu trang sức mà ông gọi là Art to Wear (Nghệ thuật để đeo) tại phòng triển lãm Circle Fine Art ở Arizona. Những mẫu trang sức trên chất liệu vàng, ngọc trai và đá quý bước đầu đã thể hiện những ý tưởng cho một loạt tác phẩm về chủ đề “Không gian” (Spaces) sau này.

Năm 2006, trong thời gian ở Huế, ông tạo ra một vài tác phẩm điêu khắc thể hiện hình ảnh đức phật và các hình dáng làm từ gỗ từ Việt Nam cùng với thép không rỉ. Các không gian trống và các lỗ hổng cũng đồng thời thể hiện các hình dạng trống. Một vài tác phẩm được điêu khắc như những phù điêu.
Cũng trong năm 2006, Lebadang luyện tập nghệ thuật cắt giấy, giữa trống và đây, để ánh sáng xuyên qua như thể trong một rạp múa rối bóng. Ông minh họa cho một bài hát-truyền thuyết của người Hmong L’aimée de la rivière noire. Tác phẩm được xuất bản bởi Editions Alternatives và dịch bởi Mireille Gansel. Phần minh họa bao gồm những hình ảnh người và động vật cắt từ giấy với các hoa văn trên vải người Hmong và thể hiện các hình ảnh về cuộc sống thường ngày ở miền núi phía Bắc Việt Nam.